Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Con đường dẫn đến sự chấp nhận
Mikimoto đã nhận được sự chấp thuận cho các sản phẩm trang sức ngọc trai nuôi cấy của chính mình. Ông đã đạt được sự công nhận trên toàn thế giới và đạt được huy chương tại triển lãm thế giới tại Paris vào năm 1900 và một lần nữa đạt được huy chương tại triển lãnh thế giới tại St.Louis vào 4 năm sau. Ông đã mở thành công các chuỗi cửa hàng tại Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Tuy nhiên để nhận được sự chấp nhận cho loại ngọc trai tròn mới được nuôi cấy vấp phải nhiều thách thức hơn.
Tại Pháp, Mikimoto phải đối mặt với một thách thức đến từ đại lý ngọc trai thiên nhiên nổi tiếng Leonard Resenthal. Đại lý này đã kiện Mikimoto ra tòa. Rosenthal cáo buộc ngọc trai của Mikimoto là sản phẩm đạo nhái vì chúng được hoàn thành dưới sự can thiệp của con người. Bất chấp những lời dèm pha, nhiều người đã đứng về phía Mikimoto, trong đó có nhà động vật học người Anh H. Lyster Jameson. Theo quan điểm khoa học của mình, Jameson chỉ ra rằng, ngọc trai của Mikimoto giống hệt như những viên ngọc trai trong tự nhiên.
Sau nhiều vụ kiện tại tòa án, Mikimoto đã giành quyền đặt tên những viên đá quý được nuôi của mình là “ngọc trai.” Sự việc vẫn chưa đến hồi ngã ngũ tại đó cho đến khi Hội nghị Quốc tế về Trang sức lần thứ nhất diễn ra vào năm 1926 tuyên bố rằng thương mại quốc tế ghi nhận và thừa nhận tên gọi “ngọc trai được nuôi cấy”. Từ đó trở đi, tất cả những viên ngọc trai được nuôi dưới sự can thiệp của con người bao gồm ngọc trai ở vùng nước ngọt, Tahitian, Nam Hải và tất cả ngọc trai dạng keishi, đều được gọi là ngọc trai được nuôi.
Mikimoto đối mặt với ít khó khăn hơn tại thị trường Hoa Kỳ. Năm 1931, ông đã có được các cửa hàng trên khắp thế giới, tất cả các sản phẩm đều được cung cấp bởi 51 trang trại sở hữu tại Nhật Bản. Vào năm 1938, có hơn 360 trang trại ngọc trai đi vào hoạt động tại Nhật Bản, cán mốc sản xuất được gần 11.000.000 viên ngọc trai. Sự phổ biến của ngọc trai nuôi song song với quá trình phát triển dường như không có hồi kết. Tuy nhiên dự cảm về một biến cố lớn sắp xảy ra, trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ làm thay đổi quá trình của nền công nghiệp ngọc trai Nhật Bản.
Phần lớn ngành nuôi cấy trai của Nhật bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay cả cửa hàng flagship của nhà Mikimoto tại quận Ginza ở Tokyo cũng phải chịu chung số phận với thành phố nơi nó tọa lạc.
Không phải trại nuôi trai nào cũng ngừng hoạt động trong thời chiến. Nhưng tính tới năm 1946, sản lượng trai của tỉnh Mie giảm từ 7,000,000 viên năm 1938 nay còn có 370,000 viên. Sản lượng của các tỉnh khác cũng giảm sút tương tự.
Sự Ra Đi Của Một Huyền Thoại
Kokichi Mikimoto sống tới tận 96 tuổi, thành tích này được ông quy cho là nhờ nuốt một viên ngọc trai nuôi mỗi ngày khi về già. Ông mất ngày 20 tháng 9 năm 1954 vì những nguyên nhân tự nhiên. Thậm chí trước khi qua đời vào hôm đó, ông còn thảo luận kế hoạch lập thêm 15 trang trại mới ở Isa-Shima.
Mikimoto là một người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết rằng trai ngọc akoya không phải là loại vỏ duy nhất có thể sản xuất ngọc. Trên thực thế, ông đã tiến hành nhiều dự án thử nghiệm sử dụng các giống trai khác chẳng hạn như Pinctada margaritifera, hay còn gọi là trai ngọc môi đen (black lip). Loài trai này ngày nay được dùng phổ biến trong các trang trại nuôi ngọc trai Tahiti ở vùng lãnh thổ Polynesia thuộc Pháp.
Mikimoto là một người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết rằng trai ngọc akoya không phải là loại vỏ duy nhất có thể sản xuất ngọc. Trên thực thế, ông đã tiến hành nhiều dự án thử nghiệm sử dụng các giống trai khác chẳng hạn như Pinctada margaritifera, hay còn gọi là trai ngọc môi đen (black lip). Loài trai này ngày nay được dùng phổ biến trong các trang trại nuôi ngọc trai Tahiti ở vùng lãnh thổ Polynesia thuộc Pháp.
Độc giả có thể xem lại phần 1 theo link: https://thepearl.vn/cha-de-cua-nganh-cong-nghiep-ngoc-trai-nuoi-la-ai-phan-1